[Đau dây thần kinh tọa] Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh
Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hiền
Biên tập viên: Hồng Nhung
Đau dây thần kinh tọa là một trong những bệnh lý thường gặp ở độ tuổi từ 30 – 50. Mặc dù bệnh không đe dọa đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt, cuộc sống. Thậm chí trường hợp nặng có thể gây yếu chi, tàn phế vĩnh viễn. Do đó, việc nắm rõ dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị và phòng bệnh là điều vô cùng cần thiết.
Đầu tiên là một số thông tin tổng quan mà các bạn cần biết. Bởi thực tế, không phải ai cũng nắm rõ những thông tin về bệnh lý này. Chính vì thế, nhiều trường hợp chỉ phát hiện bệnh khi đã chuyển sang giai đoạn nặng. Lúc này, việc điều trị hết sức khó khăn.
- ĐAU dây THẦN KINH TỌA LÀ BỆNH GÌ?
Trước khi tìm hiểu đây là bệnh gì. Các bạn cần nắm rõ cấu tạo, vai trò của dây thần kinh tọa:
Dây thần kinh tọa còn được biết đến đến với tên gọi là dây thần kinh hông to. Đây là dây thần kinh này dài nhất cơ thể con người, bắt đầu từ dưới thắt lưng đến ngón chân. Có 2 dây thần kinh tọa bên trái và phải để điều khiển từng bên chi. Vai trò của dây thần kinh tọa bao gồm chi phối vận động và cảm giác của các khu vực được đi qua.
Tổng quan đau dây thần kinh tọa
1.1. Bệnh học đau thần kinh tọa
Đau dây thần kinh tọa tiếng anh là sciatica pain, hay còn được biết đến là đau thần kinh hông to. Đây là tình trạng đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa. Cụ thể là đau ở cột sống thắt lưng, mặt đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá chân, ngón chân…
Đau dây thần kinh tọa bệnh học là bệnh lý nội khoa. Tại bệnh viện Bạch Mai, đây là bệnh lý thường gặp thứ 2 sau bệnh viêm khớp dạng thấp.
Bệnh lý này thường xảy ra khi người bệnh bị thoát vị đĩa đệm. Hay xương cột sống trên cột sống, hẹp cột sống dẫn đến chèn ép dây thần kinh tọa. Từ đó, gây ra hiện tượng viêm, đau và tê chân.
Theo thống kê, bệnh lý này thường gặp ở những người trong độ tuổi lao động từ 30 – 50. Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới. Hiện nay bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
- NGUYÊN NHÂN ĐAU dây THẦN KINH TỌA
Theo các bác sĩ, nguyên nhân đau dây thần kinh tọa phổ biến là do thoát vị đĩa đệm. Thông thường, đĩa đệm được xem là tấm đệm giữa các đốt sống của cột sống. Nhưng khi đĩa đệm cột sống lồi ra sẽ gây chèn ép dây thần kinh. Từ đó, gây nên bệnh lý thần kinh tọa.
Đau thần kinh tọa do nhiều nguyên nhân gây ra
Ngoài ra, còn phải kể đến một số thủ phạm gây đau thần kinh hông to dưới đây:
- Hẹp cột sống: Tình trạng này thường gặp ở những người trên 60 tuổi. Khi bi hẹp cột sống, dây thần kinh tọa cũng sẽ bị chèn ép và gây đau.
- Khối u cột sống: Một số khối u ở bên trong hoặc dọc theo tủy sống, dây thần kinh tọa cũng là nguyên nhân đau thần kinh tọa. Khi các khối u phát triển sẽ gây áp lực lên các nhánh dây thần kinh.
- Viêm khớp, thoái hóa khớp: Tình trạng này sẽ gây kích thích và sưng dây thần kinh tọa. Do đó, đau thần kinh hông to là điều khó tránh khỏi.
- Chấn thương, nhiễm trùng: Người bệnh bị viêm cơ, nhiễm trùng, chấn thương… cũng có nguy cơ mắc bệnh.
- Hội chứng cơ hình lê: Cơ hình lê nằm ở vị trí sâu bên trong mông. Cơ này có vai trò kết nối cột sống dưới với xương đùi, chạy qua dây thần kinh tọa. Do đó, nếu cơ hình lê bị co thắt sẽ gây áp lực lên dây thần kinh tọa và gây đau.
- ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC BỆNH
Đau thần kinh tọa có thể xuất hiện ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, những đối tượng dễ mặc bệnh phổ biến phải kể đến:
- Người cao tuổi.
- Đối tượng bị thừa cân, béo phì.
- Những người có đặc thù công việc phải mang vác nặng, phải xoay lưng, lái xe trong thời gian dài.
- Những người phải ngồi trong thời gian dài hoặc ít vận động.
- Bệnh nhân mắc tiểu đường.
- TRIỆU CHỨNG ĐAU dây THẦN KINH TỌA
Triệu chứng đau dây thần kinh tọa đó chính là cảm giác đau dọc dây thần kinh. Cơn đau xuất phát từ dưới lưng, sau đó chạy qua mông và phía sau chân.
Ngoài ra, người bệnh có thể dựa vào những dấu hiệu sau để nhận biết bệnh.
- Đau, nóng rát, cơ mỏi, tê cứng, cơ yếu hoặc ngứa râm ran. Những triệu chứng này xuất hiện ở thắt lưng xuống mông, dọc xuống mặt sau của cẳng chân.
- Các cơn đau có thể diễn ra ở mức độ nhẹ hoặc đau nhức, buốt, nóng rát.
- Các dấu hiệu nghiêm trọng hơn khi đi lại, cúi người, hắt hơi, ho, ngồi lâu. Chỉ khi nằm nghỉ ngơi các triệu chứng mới giảm dần.
- Trường hợp nặng có thể gây khó khăn khi đi lại hoặc không thể đi.
- Tê chân dọc theo dây thần kinh tọa.
- Chân và ngón chân bị ngứa râm ran.
- Dáng đi thay đổi, bên cao bên thấp.
- Khi rễ thần kinh bị tổn thương sẽ khiến cơ thể bị giảm nhiệt, chi dưới mất cảm giác, không kiểm soát đại tiểu tiện.
Một số triệu chứng, dấu hiệu người bệnh có thể gặp phải
- BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH ĐAU dây THẦN KINH TỌA
Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không? Câu trả lời là có thể nguy hiểm. Bởi lẽ bệnh nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó, phải kể đến một số biến chứng của có thể kể đến như:
- Chân bị mất cảm giác.
- Yếu chi, thậm chí liệt chi vĩnh viễn.
- Mất chức năng ruột hoặc bàng quang.
- KHI NÀO CẦN GẶP BÁC SĨ?
Đau thần kinh tọa khi nào gặp bác sĩ? Một số trường hợp các triệu chứng của bệnh sẽ biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bệnh kéo dài dai dẳng và gây ra nhiều biến chứng phức tạp.
Do đó, nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau, người bệnh cần thăm khám sớm:
- Các cơn đau diễn ra dữ dội hoặc đột ngột ở thắt lưng.
- Chân bị tê, yếu cơ chân.
- Xuất hiện các cơn đau sau khi bị chấn thương như tai nạn.
- Gặp khó khăn trong việc kiểm soát bàng quang hoặc ruột.
- ĐAU THẦN KINH TỌA CÓ CHỮA KHỎI KHÔNG?
Bệnh có chữa khỏi không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Cụ thể như sau:
- Nguyên nhân gây bệnh: Tùy vào những nguyên nhân gây đau đã đề cập ở trên mà hiệu quả điều trị cũng bị ảnh hưởng.
- Mức độ bệnh: Gồm hai thể là cấp tính và mãn tính. Việc điều trị bệnh trong giai đoạn cấp tính sẽ dễ dàng và ít tái phát hơn trong giai đoạn mãn tính.
- Phương pháp điều trị: Tùy vào từng phương pháp như dùng thuốc, vật lý trị liệu, bài thuốc dân gian mà sẽ có hiệu quả khác nhau.
- CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH TỌA
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh mà sẽ có cách điều trị đau thần kinh tọa khác nhau. Do đó, lời khuyên cho người bệnh đó là nên đi thăm khám để xác định nguyên nhân. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp sau.
Một số phương pháp điều trị chính được áp dụng
8.1 Điều trị thuốc
Điều trị bằng thuốc là phương pháp phổ biến được bác sĩ chỉ định cho người bệnh thần kinh tọa. Một số thuốc các bác sĩ có thể chỉ định như:
- Thuốc giảm đau như Paracetamol…
- Thuốc giảm đau thần kinh
- Sử dụng thuốc giãn cơ: Eperisone…
- Vitamin nhóm B.
- Tiêm Corticosteroid ngoài màng cứng.
Lưu ý: Người bệnh chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Uống thuốc đúng liều lượng, đúng thuốc. Không lạm dụng thuốc để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn.
Ngoài ra trong dân gian cũng có nhiều bài thuốc nam hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh tọa.
8.2 Vật lý trị liệu
Khi cơn đau được cải thiện, bác sĩ có thể chỉ định điều trị vật lý trị liệu và các liệu pháp khác. Cụ thể:
- Chườm nóng;
- Chiếu tiêu hồng ngoại;
- Chiếu laser;
- Điện châm;
- Tắm nhiệt, tắm suối khoáng;
- Kéo giãn cột sống cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm hay lồi đĩa đệm.
Ngoài ra, người bệnh sẽ được hướng dẫn một số bài tập giúp điều chỉnh tư thế. Đồng thời, cải thiện tính linh hoạt và tăng cường bắp hỗ trợ lưng.
8.3 Can thiệp phẫu thuật
Điều trị phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp:
- Thể liệt và teo cơ: chỉ định phẫu thuật sớm, tránh tàn phế cho bệnh nhân.
- Thể ngoan cố đặc biệt là loại đau dữ dội: Sau điều trị tích cực nhiều tháng tình trạng vẫn không tiến triển.
- Thể tái phát nhiều lần và tần suất liên tục, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt của bệnh nhân.
- Thể phức tạp như kèm hội chứng chùm đuôi ngựa.
- PHÒNG TRÁNH ĐAU DÂY THẦN KINH TỌA
Qua những thông tin trên có thể thấy, đau thần kinh tọa ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt, sức khỏe của người bệnh. Do đó, việc phòng tránh bệnh là điều vô cùng cần thiết.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, để phòng tránh bệnh lý này cần lưu ý những vấn đề sau:
- Nên dành thời gian tập luyện thường xuyên. Lưu ý, chỉ nên tập luyện nhẹ nhàng, không quá sức. Tốt nhất, nên áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, tăng sức mạnh cho khối cơ ở cột sống, cơ bụng.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các chất dinh dưỡng. Nói không với rượu bia, thuốc lá.
- Với những thừa cân béo phì nên giảm cân, hạn chế căng thẳng, stress.
- Không nên sử dụng đệm quá dày và mềm hay giường lò xo.
- Động tác sinh hoạt, làm việc phù hợp với tình trạng đau cột sống thắt lưng. Lưu ý ngồi, mang vác hay nhấc vật nặng đúng tư thế.
- Với những người có công việc đòi hỏi ngồi lâu, nên thường xuyên đứng lên để thay đổi tư thế. Hoặc có những động tác thể dục giữa giờ.
HỖ TRỢ GIẢM TRIỆU CHỨNG ĐAU THẦN KINH TỌA TỪ thuốc nam gia truyền phạm dàng
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để cải thiện bệnh thần kinh tọa. Tuy nhiên, việc sử dụng Tây y còn tồn tại nhiều tác dụng phụ. Trong khi đó, các sản phẩm đông y trôi nổi không rõ nguồn gốc có thể ảnh hưởng xấu đến người bệnh. Do đó, việc cho ra đời các sản phẩm hỗ trợ giảm đau thần kinh tọa an toàn và uy tín là điều vô cùng cần thiết.
Thuốc nam gia truyền Phạm Dàng được biết đến là một trong những bài thuốc nam giúp hỗ trợ giảm triệu chứng đau thần kinh tọa hiệu quả được nhiều người sử dụng. Được biết, bài thuốc này còn giúp hỗ trợ giảm đau do thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, các nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này.
Ngoài ra, Thuốc nam gia truyền Phạm Dàng còn hỗ trợ giảm các triệu chứng cho các đối tượng sau:
- Đau vai gáy;
- Tê buồn chân tay;
- Đau nhức mỏi xương khớp;
- Viêm khớp dạng thấp;
- Đau thần kinh liên sườn.
Sản phẩm được bào chế từ các nguồn dược liệu sạch từ tự nhiên.